Mùa hè là thời điểm xuất hiện rất nhiều căn bệnh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo ghi nhận từ các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện thì mùa hè lượng bệnh nhi thường cao hơn hẳn so với mùa thu đông. Bài viết này sẽ tổng hợp một số bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè, mẹ nên nắm rõ để phòng tránh cũng như kịp thời đưa bé đi thăm khám khi có biểu hiện.
Đây là 1 trong số bệnh thường gặp nhất ở trẻ vào mùa hè và cũng là bệnh lý khá nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong ở trẻ. Bệnh thường xuất hiện nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 với biểu hiện thường là sốt, ngủ nhiều, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn khan. Sốt ở trẻ viêm não Nhật Bản sẽ khác với sốt bệnh, nếu sốt do cảm thường khi đỡ bệnh trẻ sẽ vui chơi bình thường. Còn nếu mắc chứng viêm não Nhật Bản, trẻ dù có hết sốt nhưng vẫn mệt mỏi, ngủ li bì.
Hiện nay đã có vacxin phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản, mẹ nên cho bé tiêm vacxin để tránh khả năng mắc bệnh cao nhất.
Nhiều mẹ nhầm lẫn 2 loại bệnh này với nhau vì đều là bệnh lý liên quan đến não. Tuy nhiên trong y khoa đây là 2 căn bệnh hoàn toàn khác biệt. Viêm não Nhật Bản là bệnh do siêu vi trùng viêm não Nhật Bản gây ra, bệnh thường lây qua đường muỗi đốt.
Siêu vi này thường có trong lợn hoặc trong chim truyền qua người do trung gian là muỗi. Còn bệnh viêm màng não hay còn gọi là nhiễm trùng huyết là bệnh do não mô cầu, tác nhân gây bệnh là vi trùng não mô cầu, có khả năng gây tử vong rất cao.
Bệnh viêm não HIB do vi trùng HIB gây ra thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi hơn hẳn, các mẹ nên lưu ý căn bệnh này với các biểu hiện: sốt, biếng ăn, bỏ bú, ho, chảy nước mũi hoặc nôn khan. Diễn biến bệnh nặng hơn có thể xuất hiện triệu chứng co giật, rối loạn ý thức, liệt mặt, giảm vận động chân tay,…
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra với muỗi vằn là trung gian truyền bệnh. Đôi khi bé có thể mắc sốt xuất huyết do bị truyền virus từ người mắc bệnh sang. Bệnh thường gia tăng vào mùa hè khi có các trận mưa lớn xuất hiện kèm theo đó là muỗi cũng xuất hiện nhiều hơn.
Biểu hiện ban đầu của bệnh sốt xuất huyết là phát ban, sốt cao, đau mỏi cơ và khớp, rối loạn đông máu hoặc suy đa tạng. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, bệnh có thể diễn biếng đến mức nặng hơn như chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột thậm chí là tử vong. Mẹ cần tăng cường bổ sung vitamin đề kháng cho trẻ thường xuyên để hạn chế được sự xâm nhập của các loại vi rút gây bệnh.
Trong nhiều năm trở lại đây, căn bệnh tay chân miệng xuất hiện nhiều hơn ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi và xuất hiện nhiều vào mùa hè. Đây là căn bệnh do virus gây ra với biểu hiện đặc trưng là sốt, mụn nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và bên trong miệng. Bệnh có khả năng lây lan giữa người với người vậy nên với trẻ em đi học lớp sẽ rất dễ mắc nếu trong lớp có 1 bạn bị tay chân miệng.
Biểu hiện nhẹ của tay chân miệng có thể kéo dài trong vài ngày, nếu ba mẹ không quan sát bé kỹ rất có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn. Biến chứng của bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến viêm màng não hoặc viêm não, viêm cơ tim. Đây đều là những biến chứng rất nguy hiểm và có khả năng tử vong cao.
Bệnh này rất thường thấy vào mùa hè khi mà nhiệt độ lên quá cao, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm có thể lên đến 40 độ C. Nhiệt cao dẫn đến mồ hôi toát ra nhiều trong khi tuyến mồ hôi ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện dễ dẫn đến ứ đọng, gặp thêm bụi do môi trường nữa sẽ tạo ra các loại mụn nhọt, mụn nước, các vết mẩn đỏ lấm tấm trên da bé, đặc biệt là vùng ngực, cổ và đầu.
Bệnh rôm sảy ở trẻ được chia làm 3 loại: rôm sảy dạng tinh thể, rôm đỏ và rôm sâu.
- Rôm dạng tinh thể: bệnh này thường xảy đến với các bé chưa phát triển hoàn thiện về tuyến mồ hôi, không dẫn đến viêm mà chỉ có biểu hiện sốt cao, sau khi khỏi sẽ để lại 1 mảng da bong khi đã khỏi bệnh.
- Rôm đỏ: thường gặp khi nhiệt độ quá cao, khi trẻ ăn nhiều đồ nóng trong. Biểu hiện là các chấm đỏ trên da như đầu tôm và xuất hiện dày đặc.
- Rôm sâu: đây là tình trạng sau khi bị rôm đỏ nhưng không điều trị kịp thời dẫn đến.
Bệnh rôm sảy tuy là thường gặp và có phần ít nguy hiểm hơn trong số các căn bệnh kể trên nhưng cũng không thể tự hết. Chính vì vậy khi thấy bé có biểu hiện rôm sảy, mẹ cần dùng các loại nước lá hoặc nước tắm gội đặc trị để tắm cho con. Trường hợp bé bị nặng thì cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị
Trên đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè, mẹ nên nắm rõ biểu hiện bệnh để kịp thời phát hiện bất thường ở con. Ngoài ra mẹ cần cho bé tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh đã có vacxin phòng ngừa như viêm não, viêm màng não,… Ngoài ra mẹ nên bảo vệ sức khỏe cho bé mọi lúc, mọi chơi, sử dụng đồ dùng vệ sinh trẻ em an toàn để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh.
Mã bưu điện hay còn gọi là mã bưu chính, postal code, zip code là một chuỗi ký tự viết bằng chữ, hoặc bằng số hay tổ hợp của số và chữ, được viết bổ sung vào địa chỉ nhận thư với mục đích xác định điểm đến cuối cùng của thư tín, bưu phẩm.
Theo Quyết định 2475/QĐ-BTTTT mã bưu điện Việt nam bao gồm 05 (năm) ký tự và áp dụng từ ngày 01/01/2018. Sử dụng mã Zip/Postal Code giúp bưu phẩm, hàng hóa, thư... được gửi đến điểm cuối nhanh và chính xác hơn, thuận tiện trong việc tra cứu.
Bình luận